Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯỜI TRẺ TRONG GIA ĐÌNH

 

Người trẻ hãy bám rễ sâu trong gia đình, quê hương, đất nướclà câu nói của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II mà Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn- Gm. Phụ tá nhấn mạnh khi Ngài chia sẽ chuyên đề: Đồng hành với người trẻ trong gia đình của Học viện Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn vào lúc 19h thứ tư 21.10.2020 tại Hội Trường GB. Phạm Minh Mẫn.

Thuyết trình viên là Đức Cha Luy. Tham dự chuyên đề có các Linh mục, tu sĩ nam nữ, các giảng viên, nhân viên của HVMV và đông đảo các học viên.

Mở đầu Đức Cha nói :“Tôi rất vui mừng vì cách đây ít năm gia đình Trung Tâm Mục Vụ xin chọn  Thánh Gioan Phaolo II làm bổn mạng của học viện Mục Vụ và tôi cũng là học trò của Học Viện, cách nào đó tôi cũng là con cái thân thương gần gũi của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II.

Chủ đề: “Đồng hành với người trẻ trong gia đình”. Người trẻ và gia đình là hai mối quan tâm của ĐGH Gioan Phaolo II. Gia đình nằm trong cả một tiến trình phát triển của đời người, trong đó có giai đoạn tuổi trẻ. Cũng như khi người trẻ dấn thân vào ơn gọi sứ mạng của Giáo hội, Xã hội thì gia đình là cái nôi để nâng đỡ, là nền tảng để đồng hành với người trẻ. ĐTC Phanxico nói: “ Cội rễ sâu sa nhất và cao sang nhất là gia đìnhThiên Chúa, là nguồn cội của mọi gia đình. Các gia đình nhân loại chúng ta là hình ảnh của cội rễ gia đình Thiên Chúa. Vì chúng ta được sinh ra trong tình yêu và được nối kết trong tình yêu. Dù chúng ta sống tình bạn hôn nhân gia đình hay sống đời sống độc thân tận hiến thì tất cả cùng xuất phát từ tình yêu. Lời đầu tiên Ngài nhắc lại những lời khuyên của ĐTC Phanxico:

v   Người trẻ với cội rễ gia đình

-                    Đừng để mình bị bật rễ- người trẻ như là những cây non đang bật lên, vươn lên cao mạnh mẽ nhưng rồi giông bão cuộc đời ập đến chúng mau chóng ngã quỵ, giập nát vì rễ của chúng không đâm sâu trong lòng đất mẹ. Ngài mời gọi người trẻ hãy quan tâm đến cội rễ quê hương , gia tộc, văn hoá, xác định căn tính của mình  “hãy là mình, đừng sợ là mình” (Carlo Acutis).

-                 Ngài nói hình ảnh của ba Ngài có ảnh hưởng rất lớn đối với Ngài lúc Ngài bị tai nạn. Khi mở mắt tỉnh dậy thấy ba đang bồng mình trong nhà thương. Mặc dù không ý thức nhưng hình ảnh đó không thể phai nhạt cho đến ngày hôm nay. Qua đó, cho Ngài thấy người cha luôn hy sinh, vất vả vì con cái đồng thời cũng rất gần gũi với con cái. Đặc biệt khi đi nghĩa vụ quân sự về, đang trong khi nộp đơn tìm việc làm mới. Mắt ba Ngài  đã sáng lên khi nghe Ngài nói ước mơ đến học ở Đại Chủng Viện thánh Giuse. Ngài hiểu ba rất vui mừng, hạnh phúc, từ trong đáy tim sâu thẳm một con người tin Chúa, Ngài cũng vui không kém vì một cách nào đó Ngài  được sinh ra trong đức tin. Điều đó cho Ngài thấy mình được bám rễ vào trong ước mơ của ba. “Người trẻ hãy nhớ bám rễ sâu vào trong ước mơ có khi chưa thành của cha của ông mình để tiếp nối thì mình mới thấy một thị kiến chân trời đó là tương lai mình sẽ đi về đâu” (Đức Cha Phanxico).


-                 Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II nói: “hãy năng tiếp xúc với các bậc cao niên để hoc hỏi các kinh nghiệm của các vị”. Người cao niên là người khôn ngoan đầu tiên không ai hơn là người yêu thương mình, người có Chúa vì Chúa chính là sự khôn ngoan, là chân lí.

-                 Lệnh truyền hãy thảo kính cha mẹ là lệnh truyền thứ nhất. Điều răn đó kèm theo một lời hứa: “ người thảo kính cha mẹ thì được sống hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Ep 6,3). Đó là hãy mở lòng ra để đón nhận sự khôn ngoan được lưu truyền qua các thế hệ, sự khôn ngoan gần gũi với thân phận khốn khó của con người.

-                 Cuộc sống mà thiếu vắng tình yêu thì cuộc đời cằn cỗi. Tình yêu tạo sinh phát sinh gia đình, ta có thể có nhiều hoài bão, ước mơ nhưng đừng quên phải có tình yêu, tình yêu của tất cả mọi hoài bão, mọi ước mơ. Tình yêu thì trường tồn bất diệt còn tất cả thì qua đi. “Người trẻ đừng sợ hãi ngay cả khi đi giữa giông bão âm u, giông bão cuộc đời nhưng người trẻ có thể vượt qua vì có Chúa ở cùng mình” (Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II). Tình yêu là Thiên Chúa và Thiên Chúa là tình yêu. Trước khi qua đời, ông ngoại Ngài trối lại: “ gia sản của tinh thần là tình yêu”.


-                 “Chúng ta hãy là mình là bản gốc chứ đừng cuối cùng chết như một bản sao” (Carlo Acutis). Người trẻ dễ mắc sai lầm nhưng cũng dễ ăn năn thống hối, dễ thay đổi. Hãy cố gắng bám vào Chúa, sống trong Chúa, sống vì Chúa để ta cũng có một trực giác của những người già xuyên qua những phức tạp, rắc rối của cuộc sống để nhận ra những giá trị, tốt đẹp bên trong của chính nó. Thiên Chúa luôn thấy mặt phải còn chúng ta sẽ thấy mặt trái nếu như chúng ta không đi trên một con đường, một hành trình cùng người già để được cắm rễ sâu vào hiện tại (đối với người già có đức tin).  Những người trẻ di dân khi ta đến một nơi mới cho công việc, sự nghiệp của mình, ta nên mở lòng ra với một nơi mới, một văn hoá mới nơi ta đến để ta được đón nhận. Cho nên bám vào cội rễ là căn cứ xuất phát chứ không phải là một nấm mồ chôn.

-                 Kết thúc Đức Cha nói: “Những người càng cao  niên với nhiều kinh nghiệm thì nơi đó ta càng đặt niềm tin. Ta cần đến sự khôn ngoan, biết xác định, định vị cho con thuyền của cuộc đời là Hội Thánh, là gia đình bởi vì con thuyền đó là cùng đích mà người già, người cao niên cảm nghiệm điều đó hơn ai hết”.

-                 Tiếp theo một đại diện cám ơn Đức Cha và trao cho Ngài  một bó hoa tươi để nói lên lòng biết ơn.

-                 Giờ chia sẽ chuyên đề được kết thúc lúc 19h 45 với niềm vui, gặp gỡ giao lưu.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phóng sự: HỌC SINH THỜI COVID

  Tết 2020 - Kỳ nghỉ tết lịch sử của học sinh Nghe tin con không thể đến trường vì covid sau tết Sau 10 ngày nghỉ tết, lo lắng nhà cửa, cơm ...